Posts Tagged ‘ kinh nghiem chup anh ’

Chụp đẹp người và cảnh ban đêm

Source: tinhte.com

Với chế độ Slow Sync người đủ sáng và cảnh cũng đủ sáng.

Khi muốn chụp một người đứng trước một cảnh ban đêm thì thường chúng ta chọn giải pháp đánh đèn hoặc chụp chậm. Cả hai giải pháp này đều có những điểm yếu khiến chúng ta rất ít khi hài lòng với ảnh sau khi chụp. Chỉnh đèn ở chức năng đồng bộ chậm (Slow Sync) sẽ cho một kết quả tuyệt vời hơn nhiều. Để chỉnh đèn về chế độ đồng bộ chậm ta nhấn biểu tượng đèn rồi xoay bánh xe tùy chỉnh chính cho đến khi hiện lên chữ Slow trên màn hình.

Hãy xem các trường hợp chụp ảnh người và cảnh ban đêm dưới đây:

1 – Chụp với đèn bình thường: Lúc này máy sẽ đánh đèn và chụp tốc độ nhanh, kết quả là người sẽ đúng sáng, nét, không bị nhoè… nhưng cảnh lại rất tối vì máy chụp quá nhanh không, thời gian phơi sáng quá ngắn không đủ để các ánh sáng phía sau lưu vào cảm biến.


2 – Chụp chậm hoặc tăng iso: Máy sẽ chụp để đủ sáng ở người đứng trước cảnh và lúc này thì hậu cảnh phía sau sẽ dư sáng và mất hết chi tiết. Hoặc nếu ta đo sáng theo cảnh phía sau người thì lúc này cảnh sẽ đủ sáng nhưng người thì lại thiếu sáng và rất tối.


3 – Chụp với chức năng đèn đồng bộ chậm – Slow Sync: Máy sẽ đánh đèn để sáng chủ thể đứng trước cảnh đồng thời cũng phơi sáng đủ lâu để hậu cảnh được lưu. Lưu ý khi chụp ở chế độ Slow Sync máy sẽ chụp chậm nên chúng ta cần bỏ máy lên chân hoặc bàn và người được chụp phải đứng im một lúc say khi đèn nhá. Thường thì mọi người được chụp đều tưởng đèn nhá là xong nên hay di chuyển, ta nên chủ động nhắc mọi người.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 13, trên chân máy

*Chụp ảnh ban đêm:
Chụp ảnh buổi đêm cho ra nững tấm hình tuyệt vời nằm ngoài những gì mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên kỹ năng chụp ảnh đêm lại rất đơn giản bạn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện căn bản là có thể có được những tấm hình như tấm bên dưới đây.

Chân máy (Tripod) là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn chụp ảnh đêm. Tuy nhiên bạn cũng có thẻ dùng bàn, ghế, xe… miễn là có thể giúp máy bạn đúng im trong lúc chụp. Ngoài ra chụp hẹn giờ cũng là cách để giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng máy bị rung.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 13, trên chân máy
Để bức ảnh có chiều sâu thì ta nên chọn cảnh có chủ thể phía trước và phía sau cách xa nhau. Trong tấm hình dưới đây con thuyền nhỏ là chủ thể gần còn thành phố là chủ thể xa. Dòng sông với anh sáng từ thành phố chiếu qua tạo thành các vệt màu hết sức ấn tượng.

Giải thích thêm về khái niệm phơi đêm: Phơi đêm là việc mở ống kính ra cho hình ảnh đi vào phim, cảm biến trong một thời gian dài hơn khi chụp bình thường. Thời gian phơi càng lâu thì hiệu ứng trên tấm hình càng đẹp. Để có thể phơi mà vẫn đảm bảo đúng sáng thì ta phải đóng khẩu độ và giảm ISO dĩ nhiên là ta không thể cấm máy trong thời gian dài mà không rung nên chân máy là điều không thể thiếu.

Ở tấm ảnh trên mặt sông nhìn lặng như tờ là do thời gian phơi là 30″(30 giây) nên mọi gợn sóng coi như không. Tương tự bức ảnh dưới ta thấy các vệt sáng chạy dài mà với mắt thường ta không thể thấy được, các vệt sáng đó chính là các chiếc xe, do chụp lâu nên hành trình của các hiếc xe đều được ghi lên trên cảm biến.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 14
Thao tác thực tế cần chú ý:

  • Đưa máy về chế độ chụp tay M hoặc S
  • Tắt ISO tự động
  • Điều chỉnh tốc độ và khẩu độ mong muốn. Ở chế độ S(*) ta chọn tốc độ mong muốn, nếu chụp đường buổi tối hay chụp thành phố với dòng sông thì ta nên chọn thời gian chụp trên 20″, máy sẽ đưa ra khẩu độ tương ứng.
  • Chọn khung ảnh đẹp: dùng mắt nhìn và chọn cảnh sẽ được chụp.
  • Gắn máy lên chân và đặt vào vị trí vừa chọn được.
  • Chọn chế độ chụp hẹn giờ
  • Sẽ hơi lâu từ lúc bấm máy đến lúc máy xử lý xong: Vì thời gian chụp lâu và máy phải ghi nhiền thông tin vào thẻ nên ta sẽ có cảm giác lâu để đến khi máy xử lý xong hình để ta có thể xem.

(*)Chế độ chụp S: là chế độ chụp ưu tiên tốc độ. Khi chọn chế độ này ta sẽ chọn tốc độ chụp và dựa trên các thông số có sẵn như iso, đo sáng, AV máy sẽ đưa ra khẩu độ.