Archive for the ‘ KIẾN THỨC ’ Category

Chụp đẹp người và cảnh ban đêm

Source: tinhte.com

Với chế độ Slow Sync người đủ sáng và cảnh cũng đủ sáng.

Khi muốn chụp một người đứng trước một cảnh ban đêm thì thường chúng ta chọn giải pháp đánh đèn hoặc chụp chậm. Cả hai giải pháp này đều có những điểm yếu khiến chúng ta rất ít khi hài lòng với ảnh sau khi chụp. Chỉnh đèn ở chức năng đồng bộ chậm (Slow Sync) sẽ cho một kết quả tuyệt vời hơn nhiều. Để chỉnh đèn về chế độ đồng bộ chậm ta nhấn biểu tượng đèn rồi xoay bánh xe tùy chỉnh chính cho đến khi hiện lên chữ Slow trên màn hình.

Hãy xem các trường hợp chụp ảnh người và cảnh ban đêm dưới đây:

1 – Chụp với đèn bình thường: Lúc này máy sẽ đánh đèn và chụp tốc độ nhanh, kết quả là người sẽ đúng sáng, nét, không bị nhoè… nhưng cảnh lại rất tối vì máy chụp quá nhanh không, thời gian phơi sáng quá ngắn không đủ để các ánh sáng phía sau lưu vào cảm biến.


2 – Chụp chậm hoặc tăng iso: Máy sẽ chụp để đủ sáng ở người đứng trước cảnh và lúc này thì hậu cảnh phía sau sẽ dư sáng và mất hết chi tiết. Hoặc nếu ta đo sáng theo cảnh phía sau người thì lúc này cảnh sẽ đủ sáng nhưng người thì lại thiếu sáng và rất tối.


3 – Chụp với chức năng đèn đồng bộ chậm – Slow Sync: Máy sẽ đánh đèn để sáng chủ thể đứng trước cảnh đồng thời cũng phơi sáng đủ lâu để hậu cảnh được lưu. Lưu ý khi chụp ở chế độ Slow Sync máy sẽ chụp chậm nên chúng ta cần bỏ máy lên chân hoặc bàn và người được chụp phải đứng im một lúc say khi đèn nhá. Thường thì mọi người được chụp đều tưởng đèn nhá là xong nên hay di chuyển, ta nên chủ động nhắc mọi người.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 13, trên chân máy

*Chụp ảnh ban đêm:
Chụp ảnh buổi đêm cho ra nững tấm hình tuyệt vời nằm ngoài những gì mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên kỹ năng chụp ảnh đêm lại rất đơn giản bạn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện căn bản là có thể có được những tấm hình như tấm bên dưới đây.

Chân máy (Tripod) là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn chụp ảnh đêm. Tuy nhiên bạn cũng có thẻ dùng bàn, ghế, xe… miễn là có thể giúp máy bạn đúng im trong lúc chụp. Ngoài ra chụp hẹn giờ cũng là cách để giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng máy bị rung.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 13, trên chân máy
Để bức ảnh có chiều sâu thì ta nên chọn cảnh có chủ thể phía trước và phía sau cách xa nhau. Trong tấm hình dưới đây con thuyền nhỏ là chủ thể gần còn thành phố là chủ thể xa. Dòng sông với anh sáng từ thành phố chiếu qua tạo thành các vệt màu hết sức ấn tượng.

Giải thích thêm về khái niệm phơi đêm: Phơi đêm là việc mở ống kính ra cho hình ảnh đi vào phim, cảm biến trong một thời gian dài hơn khi chụp bình thường. Thời gian phơi càng lâu thì hiệu ứng trên tấm hình càng đẹp. Để có thể phơi mà vẫn đảm bảo đúng sáng thì ta phải đóng khẩu độ và giảm ISO dĩ nhiên là ta không thể cấm máy trong thời gian dài mà không rung nên chân máy là điều không thể thiếu.

Ở tấm ảnh trên mặt sông nhìn lặng như tờ là do thời gian phơi là 30″(30 giây) nên mọi gợn sóng coi như không. Tương tự bức ảnh dưới ta thấy các vệt sáng chạy dài mà với mắt thường ta không thể thấy được, các vệt sáng đó chính là các chiếc xe, do chụp lâu nên hành trình của các hiếc xe đều được ghi lên trên cảm biến.


Cấu hình chụp: ISO 200, Tốc Độ 30″, Khẩu Độ 14
Thao tác thực tế cần chú ý:

  • Đưa máy về chế độ chụp tay M hoặc S
  • Tắt ISO tự động
  • Điều chỉnh tốc độ và khẩu độ mong muốn. Ở chế độ S(*) ta chọn tốc độ mong muốn, nếu chụp đường buổi tối hay chụp thành phố với dòng sông thì ta nên chọn thời gian chụp trên 20″, máy sẽ đưa ra khẩu độ tương ứng.
  • Chọn khung ảnh đẹp: dùng mắt nhìn và chọn cảnh sẽ được chụp.
  • Gắn máy lên chân và đặt vào vị trí vừa chọn được.
  • Chọn chế độ chụp hẹn giờ
  • Sẽ hơi lâu từ lúc bấm máy đến lúc máy xử lý xong: Vì thời gian chụp lâu và máy phải ghi nhiền thông tin vào thẻ nên ta sẽ có cảm giác lâu để đến khi máy xử lý xong hình để ta có thể xem.

(*)Chế độ chụp S: là chế độ chụp ưu tiên tốc độ. Khi chọn chế độ này ta sẽ chọn tốc độ chụp và dựa trên các thông số có sẵn như iso, đo sáng, AV máy sẽ đưa ra khẩu độ.

Xử lý file RAW cho tối ưu màu sắc

Source: Sưu tầm từ vnthuquan.net

Câu hỏi: Làm thế nào để xử lý file RAW cho tối ưu màu sắc?

Trả lời:

Câu hỏi khó trả lời vì tính tổng quát của nó. Tính tổng quát của câu hỏi còn được thể hiện rõ nét hơn nếu chúng ta đặt cảm tính vào mật độ và các tones màu sắc khác nhau.

Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những thị hiếu cá nhân, CP có thể nói một cách căn bản như sau:

Trong suốt quá trình ghi hình, process, và trình bày (đem hình post trên websites hoặc đem đi rửa thành hard coppies); chúng ta nên giữ lại màu trung thực nhất của hình ảnh as best as you can do!
Vì điều này là căn bản để giữ cho màu sắc và mật độ sáng của hình ảnh gần giống với cảnh thật mà chúng nhìn thấy bên ngoài nhiều nhất, nó lại là điều khó thực hiện nhất!
Xử lý để làm sai lệch màu sắc và mật độ sáng của một tấm ảnh rõ ràng là dễ hơn đến hàng ngàn lần.
Đó cũng là điều mà CP trình bày với tất cả học viên trong những lớp NA mà mình hướng dẫn.

Đối với cá nhân CP từng nghịch ngợm với phòng tối trắng đen, màu, và slide… nhiều năm nên có thể nhìn hình và phán đoán về màu sắc, contrast, brightness, white balancing, color saturations khi process RAW image files một cách tương đối dễ dàng. Điều đó có nghĩa là CP thừa nhận rằng vẫn có những cases mà bản CP cũng bị bí rị…
Tuy nhiên, với các bạn mới làm quen với máy ảnh và các image software như P/S, LightRoom, Paint, MS Office Picture Manager… mà cố gắng chỉnh màu và ánh sáng cho đúng bằng các software thì dù rất buồn; CP cũng phải nói thật, đó là không tưởng!

Cách dễ hơn để các bạn thực hiên là hãy tập chụp hình cho đúng sáng và đúng màu sắc trước. Để từ đó có thể “luyện” con mắt của mình qua các hình ảnh đã chụp đúng hoặc gần đúng đó.
Một khi mắt mình đã nhìn quen với, cũng như phân biệt được các tones màu và mật độ sáng của hình ảnh rồi… thì các bạn đã có những cái “mốc” của ánh sáng và màu sắc để mà điều chỉnh hình ảnh màu bằng software.
Đây mới thực sự là learning process in the order!
Chúng ta không thể sửa ảnh sao cho đúng màu một khi không có một cái indicator nào trong “con mắt” của mình!
Điều đó cũng tương tự khi nói đến các yếu tố chất lượng hình ảnh khác như ánh sáng, mật độ, sự tương phản…

Histogram

Source: sưu tầm

Trong digital photography, histogram là phương tiện rất tốt dùng cho đo sáng và white balancing khi chụp hình.
Tuy nhiên, histogram thường được trình bày khó hiểu khiến cho ngay cả các phó nhòm chuyên nghiệp cũng lắc đầu ngao ngán!
Đối với các photographers; thì việc đo sáng, contrast, và whitebalancing… là những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng hình ảnh của mình.
Chúng ta thường dùng RAW format trong khi chụp ảnh digital vì cần edit các yếu tố như exposure values, contrast, brightness, color saturations… bằng các image software như LightRoom hoặc P/S.
Tuy nhiên, để có thể làm tốt những việc editing này, chúng ta không thể không hiểu “How the histogram is built and how it works?” cũng như “How to read the histogram của mỗi ảnh mà chúng ta chụp được?”.

Rất tiếc, nhiều tài liệu giảng dạy về histogram trên internet cũng như printed versions đang dùng đã quá lỗi thời (với các histogram trong các image file system 8-bit so với 12, 14, và 16 bits… hiện nay) cũng như chưa trình bày vấn đề quan trọng nhất là hiểu được “How the histogram is built and how it works.”

Hiểu được vấn đề của histogram một cách rõ ràng và thật là căn bản, chúng ta sẽ dễ dàng điều chỉnh được các yếu tố của hình ảnh digital như exposure values, contrast, brightness, và color saturation… một cách dễ dàng hơn khi working với RAW images trong LightRoom hoặc P/S!
Thậm chí, nếu đã quen mắt và tính toán, đọc được histogram… bạn sẽ chẳng bao giờ cần chụp bằng RAW để làm gì mà chỉ dùng JPEG là đủ (ngoại trừ khi muốn làm HDR images hoặc vài mục đích chuyên biệt khác cho design works!).

Để hiểu được “how digital histogram is built and how it works”, chúng ta cần một ít kiến thức cơ bản về digital photography:

1/    RAW format là hình ảnh được ghi nhận bằng digital signal thể hiện bằng các binary bits 0 và 1. Tùy theo giai đoạn phát triển, các camera manufactures đã dùng các hệ thống digital khác nhau cho RAW format file systems của mình.
Vì thế, một image file in RAW có thể là 8, 10, 12, 14, 16-bit blocks data…
2/    Digital histogram là một đồ thị diễn tả các chi tiết hình ảnh từ dạng analog được converted sang digital dưới dạng căn bản nhất của nó là RAW, trước khi process sang bất kỳ dạng digital image file nào khác.
3/   Tất cả các digital censors trong máy ảnh của chúng ta đều ghi hình dưới dạng RAW trước khi process trở thành các dạng khác (JPEG, for example…). Dù máy ảnh digital đó có supports việc lưu trữ ảnh trong dạng RAW hay không, thì máy ảnh vẫn chỉ có thể ghi lại bằng RAW rồi mới converts sang JPEG để lưu trữ lại trong external memory (SD, HDSD, FC…)
4/   Hình ảnh khi ghi nhận được (hoặc converted từ analog signals sang) bằng digital signals được chia ra nhiều mật độ khác nhau từ vùng tối nhất (lowkey) đến vùng sáng nhất (highkey).
Trái với suy nghĩ thông thường của chúng ta là các chi tiết từ các vùng lowkey cho đến highkey được ghi nhận và phân bố đồng đều như nhau, RAW fomart systems ghi nhân và phân bố các chi tiết theo một nhánh của đường hyperbole:
–         Đầu tiên, mật độ tối-sáng của hình ảnh được phân chia ra làm nhiều areas khác nhau với mật độ đi từ tối nhất cho đến sáng nhất. Thí dụ, với hệ thống RAW format 12-bit hiện nay, các vùng tối-sáng được chia thành sáu areas khác nhau đi từ lowkey area cho đến highkey area.
–         Mỗi area đó tương đương với một fstop trong máy ảnh chúng ta ghi nhận được. Nói khác đi, dynamic range của máy là + hoặc -3 fstops.
–         Các areas đó lại được phân bố không đồng đều như sau:
Với hệ thống RAW format 12-bit for example, thì mỗi data block gồm có 4096 bits để thể hiện các digital signal.
Vùng sáng nhất được thể hiện bằng một nửa số bits của các data block đó, tức là 2048 bits.
Vùng sáng kế tiếp được thể hiện bằng một nửa số bits của vùng highkey, tức là 1024 bits.
Vùng sang tiếp theo được thể hiện bằng một nửa số bits của vùng trước nó, tức là 512 bits…so on…
Vùng lowkey chỉ được thể hiện bằng 64 bits là một con số vô cùng khiêm nhường của vùng highkey (2048 bits).

5/   Chúng ta hãy quan sát hình vẽ đính kèm dưới đây để thấy sự phân bố digital signal data block của RAW format, hệ thống 12-bit:

Sự phân bố digital signal data block của hệ thống RAW format 12-bit được trình bày như các block màu green trong đồ thị. Vùng thấp nhất bên tay trái được trình bày cho lowkey area. Vùng cao nhất bên tay phải được trình bày cho highkey area. Đường đồ thị màu đỏ phân chia thành hai vùng bên trên và bên dưới nó. Vùng bên trên cái line màu đỏ là vùng hình ảnh mà camera’s censor không ghi nhận được vào image RAW files. Phần bên dưới line màu đỏ (chính xác hơn là, nằm trong các blocks màu green) mới là những vùng được digitalize thành RAW files.

Trong bài viết ở trên, chúng ta đã biết chỉ có những chi tiết nằm trong các blocks màu green của histogram mới được ghi nhận vào hình ảnh của RAW format.
Do đó khi đọc histogram trên máy ảnh hoặc trong các image software như LightRoom và P/S, chúng ta sẽ biết được mỗi hình ảnh của chúng ta đã được ghi nhận ra sao khi chụp.

Một hình ảnh chụp được nhiều chi tiết trong cả vùng tối và vùng sáng thì histogram của nó sẽ nằm gần fits với các blocks màu green như đã trình bày.
Khi ảnh chụp thiếu sáng, histogram của nó sẽ nghiêng về bên trái nhiều hơn. Điều này cho thấy rõ một hậu quả là vùng sáng (bên phải của đồ thị) sẽ không có chi tiết (nói đúng hơn, ảnh sẽ không có vùng sáng tương ứng). Ngược lại, vùng tối sẽ có những digital signal không được camera’s censor ghi lại được.

Đến đây, chúng ta mới thấy được cái lợi khi chụp RAW:
Nếu lỡ chụp dư sáng, histogram của ảnh sẽ có khuynh hướng chạy qua bên phải. Vì thế, trong P/S bằng cách “kéo” histogram ngược lại bên trái (chỉnh lại exposure value options) thì các details của vùng highkey sẽ recovery được.
Điều này cũng gần đúng khi ảnh chụp bị thiếu sáng. Điều không đúng hoàn toàn với ảnh bị chụp thiếu sáng là vùng tối (lowkey) sẽ bị noised.

Nếu hình chụp dư sáng với JPEG, các chi tiết nơi vùng highkey đã mất chúng ta không cách nào recovery chúng được!

Một trong những hiểu lầm chúng ta thương` hay gặp phải khi chụp bằng RAW format là cho rằng:
“Nên set các trị số brightness, contrast, color saturation, white balancing… về default manufactor setting để được… đẹp!”
Thật ra, điều này không đúng:
Vì khi chụp bằng RAW format, máy ảnh sẽ không processes các digital signal mà censor ghi nhận được. Vì thế, setting của các factors kể trên hoàn toàn không ảnh hưỏng gì đến RAW files.
Các factors được RAW files ghi nhận gồm có speedrate ISO, apertures and speeds (và EV compensations tương ứng với setting apertures và speeds).

Cần nói rõ ra ở đây là:
1/   Trong khi nhiều máy ảnh digital pocket và entry level không lưu trữ RAW images mà chỉ support JPEG, chúng vẫn ghi nhận hình ảnh bằng RAW formats.
2/   Sau khi ghi nhận hình ảnh bằng RAW files, trong máy ảnh mới xảy ra converting process từ RAW format sang các dạng file khác (thường là JPEG).
3/   Trong quá trình converting từ RAW sang JPEG, file format converters sẽ chỉ lấy những phần ghi được trong histogram (nằm trùng với các blocks màu green) và process với các setting values của máy.
4/   Sau khi file format converters làm việc của mình xong, hình ảnh bằng JPEG sẽ được send và write vào external memory (SD, HCSD, FC…). RAW files sẽ bị discarded mà không giữ lại trong internal memory của máy!
5/   Nếu máy ảnh có khả năng lưu trữ RAW files và photographer chọn options RAW hoặc RAW and JPEG, khi đó máy ảnh sẽ chuyển và write các RAW file images vào external memory trưóc khi xoá internal memory để lấy chỗ cho các hình ảnh kế tiếp!

Hình trên là 1 biểu đồ Histogram. Phần bên trái biểu thị màu tối nhất, giá trị 0, và phần bên phải biểu thị sáng nhất , giá trị 255. Giữa 2 màu là giá trị trung bình gray 18%.
Hầu hết các máy ảnh hiển thị cho bạn một histogram của hình ảnh đã có trên màn hình LCD, do đó, bạn có thể xem các điều kiện của hình ảnh.
Một số máy ảnh mới đã được cung cấp một histogram sống để xem trước của hình ảnh khi nó được thực hiện! Qua đó chúng ta sẽ thấy ảnh có dư hay thiếu sáng không để chỉnh lại trước khi chụp. Ảnh đúng sáng
Đây là 1 histogram lý tưởng, các giá trị phân phối từ đen tới trắng mà không có quảng trống.

Ảnh thiếu sáng

Biểu đồ dồn về bên trái (biểu thị màu đen)  chứng tỏ ảnh thiếu sáng.

Ảnh dư sáng

Biểu đồ này thì ngược lại, giá trị tràn về bên phải, chứng tỏ quá nhiều ánh sáng.

Ảnh tương phản mạnh.

Các giá trị ở 2 đầu ảnh tăng cao, biểu thị tương phản giữa tối và sáng.

Ảnh ít tương phản

Ảnh đã qua chỉnh sửa

Hình dạng biểu đồ thung lũng này chứng tỏ ảnh quả qua chỉnh sửa, hoặc đã scan làm cho nhiều giá trị bị biến dạng hoặc mất. Trên biểu đồ là vậy, nhưng hình ảnh thật không có nghĩa là có gì biến dạng hay mất đi.

Trên đây là những hình dạng cơ bản nhất của biểu đồ Histogram.
Qua biểu đồ, chúng ta biết được ảnh có bị cháy sáng hay quá tối hay không. Khi chụp ảnh, chúng ta cũng có thể nhìn thử rất nhanh chóng biểu đồ để chỉnh máy. Nhiều cảnh đẹp, chúng ta không có cơ hội ngắm lần thứ 2, thay vì bấm lia lịa để trừ hao hoặc canh theo cảm giác, biểu đồ cũng là 1 cách đơn gian để nhắm và chỉnh.
Với những máy hiện đại cho phép ngắm Histogram sống, tức là ngắm trước khi chụp, đó là 1 lợi thế không nên bỏ qua.
Với ảnh chụp bằng file RAW, hình ảnh trong Histogram không lý tưởng như trên, với file Jpeg thì đẹp hơn vì máy ảnh đã xử lý dữ liệu, RAW là định dạng thô chưa qua xử lý nên phần “hậu kỳ” sẽ quyết định bức ảnh.

Và cuối cùng, máy dù hiện đại bao nhiêu vẫn là máy, không có sai hoặc đúng tuyệt đối trong đồ thị histogram, đơn giản là nó chỉ ghi lại những giá trị sáng tối trong ảnh, các bạn có thể chình ảnh tối hơn để làm nổi bật chủ thể, hay chỉnh sáng hơn nếu thích. Không phải đúng theo Histogram mới là ảnh đẹp nhất. Tuy nhiên, tuân theo histogram thường là ảnh đẹp

Bí quyết chụp ảnh trẻ em đẹp

Source: sưu tầm

Trẻ em là đề tài thường gặp trong những bức ảnh mô tả về cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, để có được tác phẩm sinh động, chân thực về những “người mẫu tí hon” này là điều không hề dễ. Khác với người lớn, trẻ em sống trong những thế giới riêng, làm những điều chúng muốn mà không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Việc bắt đúng những khoảnh khắc đẹp, ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ là một thử thách đối với đa số người cầm máy.

Sau đây là một số bí quyết:

1. Tạo không khí thoải mái trong khi chụp.

Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Hãy chứng tỏ mình là bạn của trẻ chứ không phải một thợ săn ảnh khó tính. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chọn những máy ảnh compact cao cấp có tốc độ chụp liên tiếp tốt thay cho những chiếc DSLR cồng kềnh nhằm khiến trẻ em tự tin hơn khi đứng trước ống kính. Cũng đừng ngại phải chụp nhiều vì với những khoảnh khắc ngẫu nhiên, trong 10 bức ảnh bạn chụp thường chỉ có một vài tấm đạt mà thôi.

2. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn.

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo “form”. Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng thế nọ, ngẩng mặt thế kia… mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp. Tốt nhất bạn nên tạo mối quan hệ thân mật với trẻ (và cả bố mẹ của chúng) để dễ dàng đóng góp chỉnh sửa khi cần. Có thể dễ dàng tạo được một nụ cười tự nhiên cho trẻ nếu trong quá trình chụp bằng cách kể chuyện vui hay đề nghị trẻ kể về gia đình chúng. Những đứa có cá tính mạnh thường khiến bạn đau đầu, nhưng hãy để chúng tự do làm điều gì mình muốn. Một khi tạo được lòng tin của trẻ, bạn sẽ dễ dàng “hành nghề” hơn rất nhiều!

3. Tạo những bức ảnh thể hiện đúng sự ngộ nghĩnh trẻ thơ.

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất khi chụp là phải mô tả đúng bản chất của đối tượng. Không nên hướng dẫn trẻ làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.

Miriam Hsia, chỉ đạo nhiếp ảnh của tạp chí Parenting, cho rằng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh thật nhất nếu biết cách làm cho trẻ em thoải mái như ở vườn trẻ hay như khi ở cùng bạn bè hoặc bố mẹ. “Bạn đừng mong chụp được những bức ảnh sinh động khi nào muốn. Những giây phút ấy thường rất bất ngờ và nhanh. Do đó luôn cầm máy trên tay và cố gắng chụp càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, những “khoảnh khắc chết” như khi trẻ ngủ hay khóc cũng tạo được ấn tượng sâu sắc nếu bạn biết cách tận dụng chúng.

4. Hãy để bố mẹ ra ngoài tầm ngắm của ống kính.

Sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu đi cùng trẻ là những ông bố bà mẹ, bởi khi chụp, trẻ sẽ thấy an tâm. Tuy nhiên, nên hạn chế việc đặt người lớn vào tâm điểm khung hình, khi đó ảnh không còn thể hiện tính ngộ nghĩnh, đáng yêu nữa! Trong một số trường hợp, trẻ em sẽ cảm thấy thoải mái làm những gì chúng muốn mà không có phụ huynh xung quanh. Những ông bố bà mẹ khó tính luôn làm trẻ rối tung lên lúc chụp và kết quả là bạn sẽ thu được những bức ảnh chẳng ra gì.

5. Cố gắng chụp gần, điều tiết ánh sáng hài hòa.

Các nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường chụp trẻ em bằng những ống góc rộng để đạt được độ gần cũng như độ sắc nét tối đa cho ảnh. “Vẫn là chưa đủ nếu bạn chụp một bức cho trẻ từ đầu xuống cánh tay” – Miriam Hsia cho biết. Một khuôn mặt ngộ nghĩnh, một đầu gối lấm lem, những ngón tay búp măng… luôn gây được sự chú ý đặc biệt cho người xem, nếu ảnh đó chụp đủ gần.


Hãy cố gắng dùng ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn ánh nắng ban mai hay ánh sáng phản chiếu từ những đám cỏ… Nếu bắt buộc phải sử dụng đến ánh sáng nhân tạo thì không được tập trung toàn bộ vào khuôn. Sẽ rất lý tưởng nếu bạn phả nhẹ ánh đèn flash lên đối tượng cần chụp kết hợp với ánh sáng tự nhiên!

6. Cố gắng chụp vào thời điểm sáng sớm.

Ánh nắng ban mai thường làm màu da trên ảnh mịn và hồng hào hơn. Màu sắc của cảnh vật xung quanh như lá, hoa cũng mượt và đỡ gắt hơn. Ngoài ra, trẻ em thường cảm thấy thoải mái và rất thích nô đùa vào buổi sớm, bạn nên tận dụng cơ hội này để “bắt” những kiểu ảnh chân thực và giàu màu sắc nhất.

7. Cố gắng thu hút sự tập trung của trẻ.

Đừng để trẻ nghĩ rằng bạn đang tìm cách chụp ảnh chúng, cũng đừng tạo cho trẻ tâm lý ngượng nghịu khi đứng trước người lớn. Bạn cố gắng làm mọi thứ để trẻ cảm thấy như không có gì ràng buộc, chẳng hạn thu hút chúng vào một chủ đề hay việc gì đó, như thử quần áo hay tập trang điểm… Đừng để lộ ra rằng bạn đang “soi mói” chúng. Nhiếp ảnh gia Embry Rucker cho biết, “ngoài việc làm trẻ thoải mái bằng việc nói chuyện, hãy cố gắng lắng nghe và tán đồng khi chúng nói. Nếu có thể, nên để một chú mèo hay chó chơi với chúng khi bạn nhiếp ảnh. Điều này khiến trẻ tự tin hơn”.

8. Phát hiện và giải quyết nhanh những vấn đề của trẻ.

Trong đa số trường hợp, những vấn đề của trẻ sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để giải quyết cũng như làm bạn cụt hứng. Vì thế, hãy cố gắng hiểu và quan tâm đến chúng từng phút một, đừng để trục trặc trở nên nghiêm trọng. Bạn hẳn không muốn chụp một cậu bé đang khóc vì dẫm phải gai hay một cô bé dỗi vì quần áo lấm lem! Việc này đòi hỏi người chụp phải chút “năng khiếu” dỗ dành cũng như sức chịu đựng lớn. Nếu tình hình không khá lên, cách tốt nhất là nhờ đến sự trợ giúp của “phụ huynh” và tìm cơ hội khác để chụp.

[Nguồn: Sưu Tầm]

Những điều cần biết khi sử dụng máy ảnh đi du lịch

“From Alanguyen’s blog”

Mang danh nghĩa là “photographer” cùng gia đình, bạn bè đi du lịch, đương nhiên mọi người đều yêu cầu bạn chụp lại những bức ảnh kỷ niệm. Nếu không cẩn thận bức ảnh ghi nhận lại sẽ không đẹp thì cảm giác thú vị của chuyến đi cũng sẽ tiêu mất. Đương nhiên cơ hội chụp lại sẽ không còn, vì vậy bạn nên luôn luôn nằm lòng một số phương pháp cơ bản sau, chủ yếu phối hợp ba yếu tố góc chụp, khoảng cách và bố cục.

Chụp phong cảnh

Trước hết bạn phải nắm nguyên tắc cơ bản, đầu tiên là chú ý đường chân trời nên đặt nằm ngang và theo bố cục 1/3, bầu trời trong ảnh là 1/3 và phần mặt đất là 2/3 hoặc ngược lại. Nếu trong ảnh có những chi tiết lớn như một cái cây, một tảng đá to… thì không nên đặt ở ngay trung tâm ảnh. Mới bắt đầu nên bạn áp dụng hai điều cơ bản này trước cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn.

Giả sử trước mặt của bạn là một vườn hoa, công viên hay một nơi tham quan nào đó. Theo cảm nhận của bạn là khuôn viên vườn có bối cảnh đẹp, bạn sẽ chọn yếu tố đó để có tấm ảnh ưng ý. Khi đã chọn góc chụp thích hợp, bạn có thể nâng cao máy để ghi nhận sự phong phú của vườn hoa hoặc lấy thêm cảnh xung quanh để thể hiện vị trí của khu vườn.

Lấy góc chụp từ xa, có cả lối đi, vùng bầu trời trong xanh. Bạn có thể cắt xén ảnh theo chiều ngang để có nhìn cảnh vật rộng hơn.
Muốn mô tả khu vườn hoa rộng lớn, cần nâng máy cao hơn và chút xuống. Hình ảnh ghi nhận được cho ta cảm nhận được vườn hoa rộng hơn
Quan sát hướng ánh sáng đến để chúng ta không bị những tình huống ảnh bị halo
Chọn hướng sáng thích hợp để có ảnh tốt hơn

Tránh những chi tiết dư thừa trong ảnh

Trước khi bấm máy, nên quan sát kỹ qua lỗ ngắm có chi tiết nào không cần thiết lọt vào khung hình không. Ảnh bên dưới là ví dụ, phần đất thừa bên góc trái đã làm toàn cảnh của ảnh mất giá trị đi.

Phần đất thừa bên góc trái đã làm toàn cảnh của ảnh mất giá trị đi.

Chụp ảnh kỷ niệm

Những bức ảnh trong chuyến đi du lịch ngoài phong cảnh được chụp, chắc chắn bạn phải chụp ảnh lưu niệm có người trong đó. Thế bạn có chụp giống phong cảnh không? Chắc chắn là không phải rồi. Trước tiên, chúng ta thường nhận ra người được chụp thường quá nhỏ so với cảnh vật, ví dụ như chụp cạnh một kiến trúc nào đó. Do thói quen, người được chụp thường hay đứng gần sát kiến trúc, thế nhưng tòa nhà lại quá lớn so với người được chụp. Trường hợp này, người cầm máy phải biết chọn khoảng cách thích hợp để lấy được quang cảnh kiến trúc, sau đó điều khiển người được chụp ở trước ống kính với khoảng cách phù hợp để kích thước người chụp có độ lớn như ý.

Tiếp theo, bạn cần quan sát hậu cảnh có làm ảnh hưởng đến người được chụp không, ví dụ ngọn cây mọc trên đầu, dây điện cắt ngang cổ… và cuối cùng chú ý đến hướng ánh sách chiếu vào người được chụp. Ánh sáng thuận mạnh quá sẽ làm hình bị bẹt hoặc tạo mảng đổ bóng sậm quá trên khuôn mặt, ví dụ ánh sáng giữa trưa chiếu thẳng từ đỉnh đầu xuống. Để tránh trường hợp này bạn dùng tấm phản quang hoặc đèn flash để đánh sáng xóa bỏ vùng đổ bóng khi chụp. Đồng thời, bạn cũng chú ý đến hướng ánh sáng để có bức ảnh có hình khối hơn.

Người chụp trong ảnh phải trông nhỏ bé so với khung cảnh.
Hướng khắc phục là bảo người chụp tiến đến gần máy hơn để có diện tích trên khung hình nhiều hơn
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lợi dụng địa hình cảnh vật xung quanh để có một tấm hình lưu niệm đúng nghĩa

Trong hình bên dưới, bạn sẽ nhận thấy một lỗi mà khá nhiều người mắc phải, đó là trên đầu chủ thể xuất hiện ngọn cây. Do vậy cần quan sát hậu cảnh có hài hòa với chủ thể để tạo bức ảnh không gây khó chịu người xem.

Trong hình, bạn sẽ nhận thấy một lỗi mà khá nhiều người mắc phải, đó là trên đầu chủ thể xuất hiện ngọn cây.
Cần quan sát hậu cảnh có hài hòa với chủ thể để tạo bức ảnh không gây khó chịu người xem.
Chụp ảnh dưới nguồn sáng mạnh thường bị hiện tượng đổ bóng “cứng” trên khuôn mặt.
Trong tình huống này bạn có thể khắc phục bằng dùng tấm phản quanh hoặc đèn flash đánh fill để loại bỏ lỗi này.
Chụp phong cảnh với người dưới nguồn sáng thuận và gắt sẽ dễ làm cho hình ảnh bị phẳng, không tạo khối.
Nếu bạn chọn hướng sáng nghịch có hiện tượng bóng đổ cộng với đường dẫn cho ảnh cho ta cảm giác có chiều sâu hơn.

Chụp hoạt động vui chơi

Những dịp du lịch mọi người sẽ được tham gia vui chơi, party, chơi đùa… Hình ảnh ghi nhận được cần bắt được không khí nháo nhiệt, khoảng khắc cảm xúc của người tham gia hoạt động cộng đồng.

Trong cuộc đi chơi có cắm trại hoặc sinh hoạt ngoài bãi biển khi màn đêm buông xuống. Lửa trại nổi lên, đây là lúc thích hợp để bạn bấm máy, khung cảnh còn lại một chút ánh sáng ban chiều, cảnh vật bao la. Bạn nên chuẩn bị máy móc sẳn sàng để chờ đợi, vì thời điểm chụp để có ảnh đẹp diễn ra rất nhanh để ta có được không khí lúc đó, nếu cảnh vật đã tối đen thì còn gì để bàn nữa…

Những máy ảnh chụp tốc độ cao giúp ta có được những sắc thái, những khuôn mặt rất tự nhiên trong sinh hoạt, cũng như lễ hội cũng là điều không thể thiếu. Nhưng bạn cũng nên lưu ý trong không khí lễ hội có thể một vài người không thích khi bạn hướng ống kính vào họ. Vậy nên cần phải hiểu rõ tâm lý và tìm chọn đối tượng để chụp. Những khuôn mặt háo hức, vui vẽ sẽ thích hợp với bầu không khí lễ hội.

Chụp ảnh vui chơi, lễ hội bạn phải chụp trong đám đông vì thế trang phục, đồ nghề rất quan trọng. Nếu mang theo túi đựng máy quá lớn bạn sẽ rất khó di chuyển, quần áo sặc sỡ cũng là việc không nên. Bạn nên chọn thêm loại áo khoác có nhiều túi để thuận tiện đựng các thứ cần thiết luôn bên mình.

Hoạt động thể thao tập thể sẽ cho chúng ta ghi nhận được cảm xúc của mọi tốt nhất.
Sinh hoạt tập thể ngoài bãi biển, bạn nên chọn thời điểm hoàng hôn sắp tắt, khi đó phần nền cảnh vật khá sinh động, nếu trời đã tối đen thì không tốt.
Góc chụp rộng và góc máy cũng sẽ cho bức ảnh kịch tính hơn.
Ảnh lễ hội nếu dùng phương pháp chụp cận cảnh, góc rộng để đặc tả cảm xúc nhân vật cũng sẽ rất tốt.
Ảnh lễ hội nếu dùng phương pháp chụp cận cảnh, góc rộng để đặc tả cảm xúc nhân vật cũng sẽ rất tốt.

Cây thốt nốt

Sẵn dịp mới chôm được mấy tấm hình chụp cánh đồng Thốt nốt trên Flickr của anh Đức, mình lên Wiki tìm hiểu luôn về loại cây này (Nói ra xấu hổ thật, trước giờ cứ  tưởng cây thốt nốt trồng dưới nước).

DCS_5801 by alanguyen
Chi Thốt nốt hay chi Thốt Lốt là một chi của 5-10 loài thốt nốt thuộc họ Cau, có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới Châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal…, miền nam Châu Á. Chúng là các loại cây thân cau/dừa cao thẳng đứng, có thể cao tới 30m. Lá dài, hình chân vịt, dài 2-3m. Các lá chét dài 0,6-1,2m. Cuống lá (mo) mở rộng. Hoa nhỏ, mọc thành cụm dày đặc, thuộc loại đơn tính khác gốc. Qủa lớn màu nâu hoặc nâu hạt dẻ hình dạng hơi tròn với 3 hạch, hạt thuôn chia 3 chùy ở đỉnh. Tại Việt Nam mọc và được trồng ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th’not. Đây là loài cây biểu tượng không chính thức của Campuchia.
DSC_5802 by alanguyen
Trồng và sử dụng
Các loài thốt nốt có tầm quan trọng kinh tế đáng kể và được trồng rộng rãi trong các khu vực nhiệt đới.
Cây thốt nốt là một trong những cây có tầm quan trọng nhất Ấn Độ từ rất lâu, tại đây người ta sử dụng thốt nốt theo nhiều kiểu khác nhau. Lá của nó được dùng làm mái che, thảm, giỏ, quạt, mũ, ô dù, cũng như làm vật liệu như giấy để viết.
Các lá với kích thước, hình dạng và kết cấu phù hợp, không quá già không quá non được chọn. Sau đó đem luộc với nước muối và bột nghệ. Đây là công đoạn bảo quản. Các lá này sau đó được sấy khô. Khi chúng đủ khô, mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt và cắt ra theo các kích cỡ thích hợp. Tại một góc người ta đục lỗ. Từ mỗi lá có thể làm ra 4 trang. Việc viết trên loại “giấy” này cần dùng bút châm. Lối viết là dạng chữ thảo và nối liền với nhau. Các lá sau đó được buộc lại với nhau thành các thếp.
Các cuống lá cũng có thể dùng làm hàng rào và có thể lấy ra sợi rắn chắc phù hợp cho việc làm thừng, chão hay chổi. Gỗ màu đen là loại gỗ cứng, nặng và bền, có giá trị trong xây dựng.

_ALA9163 by alanguyen

Từ cây này người ta cũng tạo ra nhiều loại thức ăn. Các cây non được đem nấu nướng như là một loại rau hoặc nghiền, giã hay nướng để làm thức ăn. Qủa được ăn dưới dạng tươi hay nướng, người ta còn ăn cả các hạt non tựa như thạch. Dịch ngọt có thể thu được từ  các bông mo non (kể cả hoa đực lẫn hoa cái). Nó được dùng lên men để làm một loại đồ uống, gọi là rượu arac, hoặc được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt. Tại Indonesia người ta gọi nó là Gula Java (đường Java) và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thức của người dân Java. Ngoài ra, nhựa từ thân cây cũng được dùng làm một loại thuốc nhuận tràng. Các giá trị y học cũng đã được quy cho các phần khác của cây.

Hình trái thốt nốt